Danh mục sản phẩm

Bài viết mới nhất

Tuyển tập các trò chơi khoa học thú vị cho trẻ ( Phần 4 )

Tuyển tập các trò chơi khoa học thú vị cho trẻ ( Phần 4 )

 

 

16. Túi trà ma thuật

Thí nghiệm khoa học này sẽ khiến trẻ thích thú về sự đối lưu và áp suất không khí nhiều đến nỗi chúng sẽ chạy đến đáy của túi trà. Và, hoạt động khoa học này rất đơn giản để thực hiện.

Bạn cần :

  • 1 túi trà
  • kéo
  • 1 khay lót không bị cháy
  • 1 chiếc bút dạ đen
  • 1 bật lửa

Đầu tiên hãy hướng dẫn trẻ cắt đầu trên của túi trà và đổ hết lõi trà ra ngoài, và để trẻ dùng chiếc bút vẽ mặt mũi hình ma mà trẻ muốn lên túi trà, sau đó dựng túi trà cho thăng bằng trên một khay đựng. Rồi dùng bật lửa đốt trên đầu túi trà chúng ta sẽ thấy con ma nhỏ đang bay nó chỉ đơn giản là những đống tro trên đĩa. Rất đơn giản và nhanh gọn phải không nào, hãy cùng bé thực hiện thí nghiệm này nhé

17. Thí nghiệm khoa học với những viên đá lạnh

Nhanh gọn, dễ dàng thêm một chút ma thuật. Thí nghiệm khoa học với một viên đá này không quá lạnh để làm. Hoạt động cổ điển này thách thức các nhà khoa học nhấc một viên đá bằng cách chỉ sử dụng một sợi dây và một chút muối. Mang đến một kết quả bất ngờ, một thí nghiệm đơn giản, là một cách học vui nhộn để trẻ biết thêm về những tác dụng của muối.

Bạn cần :

  • 1 đoạn dây
  • 3 chiếc bát
  • Nước
  • Đá lạnh
  • Muối

Trước tiên hãy thử hỏi bé xem " con có nghĩ một sợi dây có thể hút được viên đá lên không " ? để xem phản ứng của bé thế nào nhé. Sau đó, hãy thả những viên đá vào trong chiếc bát có nước và rắc muối vào và đặt chiếc dây lên chỗ muối vừa rắc và cùng đợi xem kết quả nhé, tầm 1 phút ạ, một phép thuật sẽ xảy ra đó. 


Vừa làm thí nghiệm vừa giải thích phản ứng khoa học này cho bé nhé, muối rải trên những viên đá sẽ làm đá tan, giống như muối thêm vào để làm những con đường băng giá trong mùa đông. Nước đóng băng ở 32 độ F ( 0 độ C ) nhưng khi gặp đá, mức độ đóng băng giảm xuống thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, để băng tan nó cần hấp thụ nhiệt độ. Nhiệt độ hấp thụ  xung quanh, nước gần những viên đá. Một ít nước sẽ bị đóng băng và khi đó sẽ mắc vào chiếc dây. Lúc này chiếc dây đã được đá bao quanh vì vậy chúng ta có thể nhấc chiếc dây lên và sẽ thấy viên đá cũng bị nhấc theo.

18. Cân bằng một lon nước

Thí nghiệm đơn giản mà gây bất ngờ cho cả bạn và bé

Bạn cần :

  • 1 lon coca hoặc lon nước có ga
  • 1 chiếc cốc
  • 1 vòi mút

Thí nghiệm này rất đơn giản có thể dành cho mọi lứa tuổi, đầu tiên khi chưa mở nắp lon coca hoặc lon uống hãy thử để nghiêng chiếc lon xem có thể tự cân bằng được không nhé. Sau đó hãy cùng thực hành thí nghiệm này,  đầu tiên điều bạn cần làm chỉ là uống hoặc đổ khoảng 2/3 nước của lon cô ca ra một chiếc cốc. Sau đó để nghiêng lon coca, như vậy là chiếc lon có thể tự cân bằng được rồi đấy. Quá dễ dàng phải không nào, lại gây một bất ngờ lớn nữa. Hãy cùng thực hành với bé nhé.

19. Phép thuật của những chiếc bút chì

Đây là một thí nghiệm thú vị dành cho mọi lứa tuổi. Điều gì sẽ sảy ra nếu bạn chọc một chiếc bút chì qua chiếc túi bóng mà bên trong đựng toàn nước.

Bạn cần :

  • Bút chì
  • Nước
  • Túi Plastic

Đầu tiên hãy đổ khoảng 3/4 nước vào chiếc túi và đóng chặt chiếc túi lại. Đảm bảo rằng những chiếc bút chì của bạn sắc( càng sắc thì càng tốt ). Cầm chiếc túi đã đóng nước lên sau đó dùng lực chọc thẳng chiếc bút vào ngang túi nước từ bên này qua bên kia và quan sát xem những điều xảy ra nhé. Nước không bị tràn ra đúng không? thật đơn giản phải không nào ?

Hãy giải thích cho bé vì sao khi chọc chiếc bút qua mà túi không bị tràn nước ra nhé. Nước không tràn ra khỏi các lỗ là vì chiếc túi được là bằng polymer. Polymer có các chuỗi phân tử dài linh hoạt. Khi bạn chọc chiếc bút qua chiếc túi, chiếc bút chì đâm vào trong các chuỗi phân tử được làm từ polymer. Các chuỗi phân tử nén chặt quanh chiếc bút chì điều đó làm nước không thể thoát ra được.

Nguồn : Sưu Tầm

Dịch bởi : Nguyễn Thị Thu Hằng - Mẹ Bun

Viết bình luận