Danh mục sản phẩm

Bài viết mới nhất

Giúp trẻ học quản lý cảm xúc

Dạy con cách cảm nhận và quản lý tình cảm của chính mình là giúp bé quản lý tốt cuộc đời của mình khi trưởng thành.

Nghiên cứu cho thấy những trẻ chống đối, hoặc thậm chí ở người lớn có hành động quá khích, thường có xu hướng thiếu trí tuệ cảm xúc (emotional intelligent – EQ). Theo các nhà khoa học, trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu, sử dụng, điều chỉnh và quản lý cảm xúc. Đây cũng là yếu tố quyết định thành công và hạnh phúc của một người. Làm cha mẹ, bạn có thể giúp con nhận biết và phát triển trí thông minh cảm xúc, như cách đối mặt với những cảm xúc tiêu cực. Từ đó, con trẻ sẽ dễ hòa nhập, thành công trong học tập, trở thành người tốt trong cuộc sống. Và điều quan trọng nhất là con trẻ sẽ biết cách sống hạnh phúc.

Tại một trường tiểu học Matthew Henson ở Baltimore các học sinh được nghe kể về  Chú Rùa Turtle – một nhân vật hoạt hình được nhân cách hoá.

Ai có thể cho thầy biết tại sao Twiggle lại thật buồn ở đây“, thầy giáo hỏi lớp học của mình tại Trường Tiểu học Matthew Henson ở Baltimore.

Bởi vì bạn ấy không có bạn bè,” một học sinh nói vọng lên.

Và làm thế nào để biết rằng một người đang cảm thấy buồn bã?

Họ cụp mắt xuống!” Cả lớp hét lên.

Vâng, Chú Rùa Twiggle thật cô đơn. Nhưng, cuối cùng, chú ta kết bạn với một con nhím, một bạn vịt và một chú chó. Và trên đường đi, anh ấy học những điều quan trọng: cách chơi, giúp đỡ và chia sẻ với những nhân vật này.

Đây là những kỹ năng quan trọng mà tất cả chúng ta cần phải học, ngay từ chương trình mẫu giáo và tiểu học. Một số lượng lớn các nghiên cứu cho thấy rằng việc nắm bắt các kỹ năng xã hội sớm hơn có thể giúp con người vượt qua mọi rắc rối trong cuộc sống trưởng thành

Vì vậy, liệu trường học có nên dạy trẻ em việc quản lý cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn kĩ như việc họ dạy trẻ cách làm Toán và Đọc? Người sáng tạo ra Chú Rùa Twiggle khẳng định rằng câu trả lời là có.

Dạy trẻ cách nhận biết cảm xúc của chính mình

Chú Rùa Twiggle là một phần của chương trình Chiến lược Thúc Đẩy Tư duy Thay thế (Promoting Alternative Thinking Strategies- PATHS). Nó được thiết kế để giúp trẻ nhỏ nhận dạng và thể hiện cảm xúc của mình.

Trường Tiểu Học Matthew Henson là một trong số 1.500 trường học trên toàn nước Mỹ sử dụng chương trình này – một chương trình được phát triển lần đầu tiên vào thập niên 1980.

Mỗi tuần, học sinh lại có hai bài học kéo dài từ 15 đến 20 phút về các chủ đề như sự tự chủ và đối xử với người khác một cách tôn trọng. Đặc biệt đối với trẻ còn nhỏ tuổi – ở lớp mẫu giáo và lớp một – chú Rùa Twiggle gần như trở thành cuốn sách hướng dẫn của các em trong việc quản lý cảm xúc.

O’Donnell nói rằng học sinh của ông thực sự hứng thú với các bài học. Họ được dạy làm “động tác Rùa con” khi họ đang buồn. “Đó là động tác khi các bé dừng lại và vòng cánh tay quanh mình – sau đó các em sẽ phải nói ra vấn đề của chúng là gì, ” ông giải thích.

Học sinh của O’Donnell làm “động tác rùa” mọi lúc – thậm chí cả ở hành lang và trong lớp học.

Ngay trước khi lớp học bắt đầu, ví dụ, một cô bé nói với bạn, “Tớ không thích khi bạn chạm vào tóc của tớ – nó làm tớ không vui.”

“Xin lỗi cậu nhé!” Bạn cô đáp lại.

Trong khi hầu hết trẻ em sẽ tự tìm ra các cách giải quyết như vậy, hoặc với sự giúp đỡ của cha mẹ, O’Donnell nói, các bài học rùa Twiggle giúp các bé học những cách giải quyết mâu thuẫn này nhanh hơn.

Và đối với một số trẻ đặc biệt là những em có cuộc sống gia đình gặp khó khăn/ đổ vỡ, Twiggle là sự hướng dẫn đầu tiên và duy nhất của các em trong việc thể hiện cảm xúc bản thân một cách lành mạnh. Ông nói. “Một số bé thậm chí còn không có đủ từ vựng  để diễn tả cảm xúc của các em trước khi chúng tôi giới thiệu chương trình này.”

Shop dochoigiaoducsom.com gợi ý một số ý tưởng một vài cách chủ yếu để bạn dạy con nâng cao năng lực trí tuệ cảm xúc:

Dạy con cách nhận biết khi căng thẳng

Bạn chia sẻ với con cảm giác của chính bạn khi bạn đang căng thẳng, hỏi con có bị cảm giác đó hay không. Bạn cũng có thể hỏi những câu hỏi như: “Cơ thể con cảm thấy thế nào khi con căng thẳng? Con có cảm giác như bụng mình thắt lại, các cơ bắp nhức mỏi? Tay con có nắm chặt lại không? Con có thở gấp không?”. Hãy dạy con các cảm giác cụ thể của cơ thể để giúp con trẻ nhận biết tình trạng bị căng thẳng và tìm cách giải tỏa.

Dạy con tìm cách phản ứng với căng thẳng

Nếu con thường kích động khi căng thẳng, bạn hãy chỉ cho bé những việc có thể làm để xoa dịu cảm xúc và thư giãn như nghe nhạc, đi dạo hay hít thở sâu. Hoặc nếu con có xu hướng bị trầm cảm khi căng thẳng, bạn hướng con đến với những hoạt động nhảy múa, đọc truyện cười hay chơi thể thao, thậm chí giúp con có thú nuôi hay bạn bè, để con nhận được sự quan tâm và âu yếm.

Dạy trẻ những từ đơn giản nói về cảm xúc

Những trẻ nhỏ ở tuổi mầm non cũng cần được dạy những từ nói về cảm xúc như: vui vẻ, buồn, giận, sợ hãi.. Trẻ lớn hơn có thể học các từ phức tạp hơn như: Thất vọng, thất bại, nhát gan…

Một cách tuyệt vời để dạy trẻ nói về cảm xúc là cho các em thảo luận các nhân vật trong tuyện hay phim. Bạn có thể dừng lại và hỏi trẻ “ Bây giờ cảm xúc của nhân vật là gì ?” sau đó thảo luận cảm xúc khác nhau của các nhân vật khác và lý giải nguyên nhân vì sao?..

Điều này cũng dạy cho trẻ thông cảm và biết chia sẻ, Trẻ em thấy rằng thế giới xoay quanh chúng và nó cũng là kinh nghiệm để chúng học hỏi cảm xúc từ người khác nữa. Nếu con của bạn biết rằng nếu xô một người ngã xuống đất sẽ làm cho người đó buồn và đau thì chúng ít có khả năng làm điều này.

Tạo cơ hội để nói về cảm xúc với con

Trẻ em làm thế nào để sử dụng những từ nói về cảm xúc trong ngôn ngữ hằng ngày của chúng. Cách để diễn tả cảm xúc là bằng cách tìm cơ hội để chia sẻ cảm xúc với con. Ví dụ: “Mẹ buồn vì con không cho chị mượn đồ chơi của con”..

Mỗi ngày bạn nên hỏi con bạn “Hôm nay con cảm thấy thế nào?” , với trẻ nhỏ có thể dùng những biều tượng khuôn mặt đơn giản cho trẻ chọn một cảm giác, sau đó thảo luận với trẻ những cảm giác khác nhau. Nói về những điều làm ảnh hưởng đến cảm giác của con bạn.

Chỉ ra khi bạn nhận thấy ở con bạn có những cảm giác đặc biệt. Ví dụ “Con thật vui khi cả nhà dự định đi ăn kem”, “Có vẻ như con thất vọng khi chơi trò chơi này”…

Tăng cường những cách tích cực để thể hiện cảm xúc

Điều quan trọng để củng cố hành vi tích cực của trẻ với một hệ quả tích khi bạn cho con diễn đạt cảm xúc thành lời. Khen ngời những nỗ lực nói một cái gì đó. Ví dụ “Mẹ thích con sử dụng từ ngữ để nói với em con, con giận nó”.

Một cách tuyệt vời để cũng cố thói quên lành mạnh là sử dụng nguyên tắc khen thưởng. Ví dụ: Cộng điểm và hay thưởng khi con bạn biết đối phó với cảm xúc giận dữ lành mạnh, thay vì chúng trở nên hung dữ hay đánh nhau

Khuyến khích con tự tìm ra cách thức phù hợp với mình

Cách tốt nhất để giảm căng thẳng nhanh chóng là kích thích một hay nhiều giác quan bằng hình ảnh, âm thanh, mùi, vị và xúc giác. Mỗi người phản ứng khác nhau với các yếu tố từ bên ngoài này. Vì thế, bạn cần cùng con tìm ra yếu tố giúp mình làm dịu cảm xúc hiệu quả nhất. Nếu con hưởng ứng tốt với hình ảnh, con sẽ giảm được stress bằng cách nhìn những hình ảnh tươi sáng xung quanh.

Mô hình hành vi lành mạnh

Cung giống như bất cứ hành vi nào khi bạn cố gắng để dạy cho trẻ em. Điều quan trọng là mô hình lành mạnh để đối phó với những cảm xúc. Nếu bạn muốn con bạn đối phó với tức giận bằng lời nói nhưng bạn lại ném điện thoại khi bạn tức, lời nói của bạn sẽ không có giá trị với con bạn.

Chỉ cho trẻ cách đối phó với tưc giận như: hít thở sâu, hoặc nói một câu gì đó để giải tỏa cơn tức nhưng không xúc phạm người khác. Đôi khi bạn cũng nên chia sẻ với con bạn những kỹ năng lành mạnh để đối phó với cảm xúc tức giận.

Nguồn : Sưu Tầm

Dịch bởi : Nguyễn Thị Thu Hằng - Mẹ Bun

 

Để giúp trẻ học quản lý cảm xúc, mẹ có thể đọc các sách sau đây:

- Sách cho mẹ  hiểu con, giúp con quản lý cảm xúc

- Sách cho con giúp con tự quản lý cảm xúc

Viết bình luận