Danh mục sản phẩm

Bài viết mới nhất

Cách nhận biết 8 loại hình trí thông minh của trẻ

Để đánh giá một em bé thông minh hay không, bạn thường dựa vào điều gì? Khả năng tính toán hay khả năng ngôn ngữ của trẻ? Thực tế, dù dựa trên yếu tố nào để đánh giá, bạn cũng có thể đã bỏ lỡ một trong những khả năng tiềm ẩn của bé.

Theo nhiều nghiên cứu, trí thông minh của trẻ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, ngoại trừ 40% nhân tố di truyền, sự phát triển trí não của bé còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, cách nuôi dạy của cha mẹ, sức khỏe, tâm lý, môi trường… Ngoài ra, theo học thuyết trí thông minh đa chiều được đề xuất lần đầu bởi Howard Garner vào năm 1893, và được phát triển bởi Thomas Armstrong, giám đốc điều hành Viện nghiên cứu phát triển con người của Mỹ, mỗi bé sinh ra đều sở hữu 8 loại hình trí thông minh, bao gồm: ngôn ngữ, logic toán học, không gian, âm nhạc, thể chất, tương tác, nội tâm và tự nhiên.

Tuy nhiên, tùy theo từng bé, 8 loại hình này có thể cùng xuất hiện, hoặc bé có thể đặc biệt nổi trội về một loại hình nào đó, nhưng hơi kém ở những phần còn lại. Thông qua sở thích và những khả năng vượt trội của bé, mẹ có thể giúp con định hướng tương lai ngay từ bây giờ. Vậy nên, còn chờ gì mà không tìm hiểu một chút về 8 loại hình trí thông minh này mẹ nhỉ?

1. Trí thông minh ngôn ngữ

Những bé sở hữu loại hình trí thông minh này thường có sự yêu thích đặc biệt với từ ngữ. Bé có khả năng ghi nhớ tốt sự kiện, đọc nhanh, viết nhanh hơn những trẻ khác.

Cha mẹ nên làm gì?

  1. - Hãy đọc cùng con.
  2. - Hãy lắng nghe con của bạn một cách chăm chú về những câu hỏi, những trải nghiệm của chúng.
  3. - Khuyến khích con bạn kể cho bạn nghe những câu chuyện mà chúng vừa đọc hoặc chia sẻ với bạn.
  4. - Cho trẻ cơ hội đọc sách và thường đưa trẻ đến nhà sách.
  5. - Cho trẻ tham gia viết báo tường của lớp.

2. Trí thông minh suy luận, tư duy

Biểu hiện thường gặp ở những bé có khả năng về logic, toán học là khả năng tính toán và suy nghĩ logic. Những trò chơi yêu thích của bé thường thiên về những con số, đồ chơi xếp hình khối, lắp ghép…

Cha mẹ nên làm gì?

  1. - Hãy để cho trẻ được làm các thí nghiệm/ thử nghiệm
  2. - Chỉ cho con bạn cách sử dụng máy tính (calculator) máy tính bảng ( với trẻ trên 5 tuổi )
  3. - Chơi các loại cờ như cờ vua, cờ tướng, carô, …
  4. - Yêu cầu trẻ giải các bài toán mẫu cho lớp xem.
  5. - Hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng những sự vật mà chúng quan sát được có thể sắp xếp theo nhóm về màu sắc, hình dáng hay các đặc điểm khác.
  6. - Hãy cùng bé chơi trò chơi xếp đồ vật thành các nhóm có đặc tính tương tự nhau và cụ thể hóa bằng cách giúp bé tạo ra những đồ thị, vẽ trên giấy hình ảnh các món vật dụng đó. Tiến xa hơn nữa, bạn hãy cùng trẻ thảo luận về nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.

3. Trí thông minh không gian, thị giác

Loại hình trí thông minh không gian thường biểu hiện ở những bé thích thú với việc tìm đường trong mê cung, các mô hình kiến trúc, đồ chơi lắp ghép, xếp hình. Bé có khả năng cảm nhận, nhìn nhận mọi việc ở nhiều góc độ khác nhau, và đặc biệt “nhạy cảm” với những chi tiết trực quan cụ thể.

Cha mẹ nên làm gì?

- Hướng dẫn trẻ tập quan sát các hiện tượng xung quanh từ những sự vật đơn giản như những bông hoa mọc sau vườn khi bạn đi dạo cùng chúng hay những đồ chơi khi thả trong bồn tắm sẽ nổi hay chìm.

- Hãy khuyến khích trẻ sử dụng hết các giác quan khi quan sát sự vật cũng như đứng từ nhiều góc độ khác nhau, khoảng cách để quan sát chúng. Sau đó, bạn hãy đưa ra những câu hỏi: Con thấy nó màu gì, nó có mùi gì, nó kêu như thế nào?

4. Trí thông minh âm nhạc, thính giác

Không cần thiết phải biểu hiện bằng khả năng ca hay hát giỏi, những bé sở hữu trí thông minh về âm nhạc có khả năng ghi nhớ và bắt chước giai điệu rất nhanh. Bé rất thích thú với âm thanh, và thường xuyên nhún nhảy theo nhạc.

Cha mẹ nên làm gì?

  1. - Cho phép con bạn lựa chọn các bản nhạc tại cửa hàng bán băng đĩa nhạc
  2. - Khuyến khích trẻ hát theo hoặc vỗ tay theo nhịp điệu một bản nhạc.
  3. - Nếu có thể, cho trẻ tham gia vào các buổi học âm nhạc.
  4. - Cho trẻ có cơ hội được đi tham dự các buổi trình diễn âm nhạc hay hòa nhạc.
  5. - Cho trẻ cùng tham gia và hướng dẫn các bạn trong lớp hát một bài, hoặc tham gia đội văn nghệ.

5. Trí thông minh vận động

Xuất hiện ở những bé hiếu động, thường xuyên chạy nhảy, leo trèo. Những bé có khả nặng vận động tốt thường biết đi sớm hơn, khả năng cầm nắm, điều khiển hoạt động cơ thể cũng tốt hơn

Cha mẹ nên làm gì?

  1. - Cho trẻ tham gia vào các hoạt động khiêu vũ, đóng kịch, thể thao.
  2. - Cung cấp các hoạt động thực nghiệm lôi cuốn. 
  3. - Đi bộ, chạy bộ, chơi tennis, đạp xe,…cùng gia đình.
  4. - Giáo viên thể dục có thể nhờ trẻ làm các động tác thể dục mẫu cho cả lớp.

6. Trí thông minh tương tác

Trẻ sở hữu loại hình trí thông minh này thường có khả năng giao tiếp tốt, nhanh chóng nắm bắt được cốt lõi vấn đề. Mẹ sẽ nhận thấy bé có khả năng hòa nhập và tương tác khá tốt với mọi người, thậm chí với những người lần đầu gặp mặt.

Cha mẹ nên làm gì?

  1. - Chơi những trò chơi gia đình.
  2. - Khuyến khích con bạn tham gia vào các hoạt động nhóm.
  3.  - Khuyến khích thảo luận và giải quyết vấn đề.
  4. - Giao cho trẻ vai trò quản lý nhóm khi chia nhóm học tập trong lớp.

7. Trí thông minh nội tâm

Trẻ có trí thông minh nội tâm hay còn gọi là năng lực tự nhận biết bản thân thường hiểu rõ cảm xúc của bản thân và có thể biểu đạt mong muốn của mình thông qua nhiều cách diễn đạt cảm xúc khác nhau.

Cha mẹ nên làm gì?

  1. - Cho trẻ có thời gian làm việc và chơi một mình.
  2. - Yêu cầu trẻ hãy tạo ra vài thứ gì đó cho toàn gia đình để trẻ có cơ hội làm việc mình thích.
  3. - Khuyến khích trẻ lưu giữ nhật ký hoặc các ghi chép hàng ngày.

8. Trí thông minh tự nhiên

Với loại hình trí thông minh này, bé sẽ thể hiện sự thích thú của mình với những loại động – thực vật tự nhiên, sự thay đổi thời tiết, khí hậu… Ngay từ nhỏ, bé cưng đã có thể ghi nhớ và nhận dạng rất nhiều loài cây cối, và động vật khác nhau

Cha mẹ nên làm gì?

  1. - Mở rộng hiểu biết về các hiện tượng khoa học cho trẻ bằng cách quan sát những hiện tượng tương tự như thế trong cuộc sống và trong tự nhiên.
  2. - Bạn hãy giúp trẻ lặp lại những thí nghiệm nhưng thay đổi đi các yếu tố tác động, ví dụ như bạn hãy cho trẻ quan sát cây sẽ phát triển ra sao dưới ánh sáng của bóng đèn điện?
  3. - Trước khi thay đổi các điều kiện tác động đó thì bạn hãy hướng dẫn trẻ tập phán đoán trước điều gì sẽ xảy ra trước khi thử nghiệm.

Lưu ý để phát triển trí thông minh của trẻ một cách toàn diện

Nhận biết: Theo Thomas Armstrong, tùy thuộc vào sự kích thích của cha mẹ và môi trường xung quanh mình, mỗi trẻ đều có khả năng phát huy nhiều loại hình trí thông minh khác nhau.  Tuy nhiên, mỗi bé sẽ vượt trội hơn hẳn ở một loại hình nhất định, mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để giúp bé định hướng và phát triển phù hợp với loại trí thông minh bé sở hữu.

Để bé phát triển tự nhiên: Mỗi trẻ đều có một năng khiếu nhất định. Nếu có sự trợ giúp của cha mẹ, bé hoàn toàn có thể đi đầu trong lĩnh vực của mình. Vì vậy, mẹ nên tránh gò ép, bắt con phát triển theo loại hình trí thông minh mẹ mong muốn. Mẹ chỉ nên dành ở việc định hướng, gợi mở để bé hiểu thêm về khả năng của bản thân.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Dù sở hữu loại hình trí thông minh nào, một chế độ dinh dưỡng đúng và đủ cũng sẽ là nền tảng cơ bản cho sự phát triển trí não và thể chất của trẻ.

 Bảng hành vi, tính cách của trẻ phát triển bình thường từ 0 - 6 tuổi (Theo nghiên cứu của khoa tâm lý bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM):

Với những năng lực rất cơ bản này, bạn hãy theo dõi xem trẻ có thích những chủ đề mà bạn hương dẫn không? Thường xuyên đọc sách báo về khoa học để cho trẻ được tìm hiểu thêm những lĩnh vực mà chúng quan tâm, có thể giúp trẻ phát triển trí thông minh theo đúng thế mạnh của chúng.  

Chúc các bạn thành công!

 

 

Viết bình luận