Danh mục sản phẩm

Bài viết mới nhất

Gợi ý các trò chơi với bàn ánh sáng - Light box

GỢI Ý CÁC HOẠT ĐỘNG VỚI BÀN ÁNH SÁNG

 

 

      Bàn ánh sáng là một học cụ trong giáo dục sớm theo phương pháp tiếp cận Reggio Emilia. Đây là một công cụ giúp kích thích trí tưởng tượng, tăng trí thông minh cho trẻ.

BÀN ÁNH SÁNG CÓ GIÁ TRỊ THẾ NÀO TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ?

1. Có rất nhiều lợi ích mà bàn ánh đem lại. Và thật khó để biết là nên bắt đầu từ đâu. Thường thì mọi người sử dụng nó cho việc khám phá khoa học, nhưng mà thật ra nó còn có nhiều tác dụng hơn vậy.

2. Có thể sử dụng cho việc làm quen văn học, toán, âm nhạc, viết và nhiều lĩnh vực khác. Nhờ vào thiết kế đơn giản bàn ánh sáng cuốn hút những đứa trẻ vào các hoạt động học tập thông qua các trò chơi mà chúng thậm chí còn không biết rằng mình đang học.

3. Ánh sáng giúp thu hút sự tập trung chú ý của trẻ. Điều này cần thiết cho sự thành công sau này của trẻ khi thực hiện bất cứ nhiệm vụ nào và giải quyết các vấn đề mà trẻ gặp phải mỗi ngày. Thật dễ dàng hơn cho trẻ rất nhiều để có ấn tượng và ghi nhớ những hình ảnh và vật khi được đặt trên bàn ánh sáng. Phát triển tư duy trực quan trừu tượng thì cần thiết cho việc đọc, viết và đếm…

4. Ánh sáng giúp trẻ quan sát đồ vật một cách khác hơn, rõ hơn. Trên bàn ánh sáng trẻ em thể hiện nhận thức độc đáo của chúng về thế giới bằng cách kết hợp các vật liệu, hình dạng, màu sắc và các kỹ thuật khác nhau. Chơi tự do với bàn ánh sáng cũng giúp phát triển trí tưởng tượng mà đây là nền tảng cho sự sáng tạo.

5. Ánh sáng được xem như là yếu tố dẫn đường trong mọi hoạt động học tập của 1 lớp học được truyền cảm hứng Reggio. Câu chuyện về ánh sáng bắt đầu với Bàn Ánh Sáng ( Light Table) , khi ánh sáng ngập tràn từ phía dưới bàn chiếu lên mọi sự vật sẽ trở nên sinh động, tác động trực tiếp vào thị giác và kích thích sự tìm hiểu của bé. Bé có thể miệt mài bên bàn ánh sáng cả ngày, mọi vật trong tay bé đều được thắp sáng và trí tưởng tượng của con sẽ bay xa với một thế giới lung linh ánh sáng!

6. Với chiếc bàn ánh sáng này, các bậc phụ huynh có thể tạo ra rất nhiều trò chơi khác nhau cho trẻ để trẻ vừa học vừa chơi. Đó có thể là các trò chơi về ánh sáng, màu sắc hay bóng của các đồ vật. Bố mẹ có thể cho trẻ những trò như: xếp hình, vẽ, chơi cát,…

Các bạn có thể tham khảo sản phầm bàn ánh sáng mà dochoigiaoducsom.com cung cấp Tại Đây

 

HOẠT ĐỘNG VỚI BÀN ÁNH SÁNG

 

 

 Các bé đều có tính tò mò và muốn khám phá thế giới xung quanh mình. Chúng thể hiện sự hứng thú khi tương tác với môi trường, xây dựng cho mình những bài học, kỹ năng tích lũy được. Vì vậy, chúng ta nên trao cho trẻ tự quyền quyết định trong quá trình chơi và học.

 

Phần 1: Một số ý tưởng khoa học

   1. Khám phá thiên nhiên:

        Dụng cụ hỗ trợ: kính lúp, hạt sỏi màu sắc, lá cây, lông vũ, hoa khô....là những nguyên liệu tuyệt vời để giúp trẻ khám phá.

                                                                                    Đặt lá lên bàn ánh sáng, và cùng bé quan sát các tế bào của lá.

 

 2. Thí nghiệm khoa học cùng sữa ma thuật:

       Dụng cụ hỗ trợ: đĩa thủy tinh, sữa, màu thực phẩm, nước rửa chén, tăm.

    Đặt đĩa thủy tinh trong suốt lên bàn ánh sáng. Sau đó, cho sữa vào đầy đĩa và cho vài giọt màu thực phẩm vào sữa. Đây là một cách hay để con học về pha trộn màu sắc.

     Các bạn có thể xem bài viết chi tiết về sữa ma thuật Tại Đây!

 3. Thí nghiệm đá tan chảy trên bảng ánh sáng:

      Giống như thí nghiệm sữa, thí nghiệm đá băng tan này cũng cực kì thú vị.

       Dụng cụ hỗ trợ: đá, khay trong suốt để đựng đá, màu thực phẩm, cọ vẽ, ống hút nhỏ nước.

 

  4. Pha trộn màu:

      Dụng cụ hỗ trợ: bankingsoda, cốc thủy tinh, ống hút nhỏ nước, giấm, màu thực phẩm hoặc màu nước.

      Pha trộn màu là một hoạt động đơn giản, nhưng nó luôn tạo hứng thú cho các bé. Đầu tiên, chúng ta trộn một ít giấm với màu nước hoặc màu thực phẩm, sau đó dùng ống hút nhỏ màu vào các cốc chứa bankingsoda và quan sát điều xảy ra nhé!

 

Phần 2: Phân biệt màu sắc và tập đếm:

   Dụng cụ hỗ trợ: các khối logo, hạt nút, sỏi đá thủy tinh, meca tròn, bảng trộn màu, các hạt nhựa phát quang....

   5. Nhận dạng hình dạng, kích thước, trọng lượng:

     

Khám phá màu vàng với các hình dạng, kích thước và trọng lượng của các đồ vật

    6. Phân loại và tập đếm:

Sắp xếp và viên đá thủy tinh (kết hợp tập đếm và phân loại)

Phân loại màu sắc các hạt nui (pasta) cho vào tô

 

Phần 3: Hội họa

  Dụng cụ hỗ trợ: Giấy mỏng, nilong, khay trong suốt, băng keo, màu nước, cọ vẽ, bút sáp, bút lông, bông tăm, cát, kem cạo râu...

   7. Vẽ trên giấy trắng mỏng:

       Bé có thể vẽ ở bất cứ đâu, nhưng khi nhìn thấy ánh sáng tỏa sáng qua bản vẽ sẽ khiến bé thấy thêm phần thú vị hơn.

Vẽ trên giấy mỏng

 

 

Vẽ trên giấy thấm dầu

 

   8. Vẽ trên nilong:

       Đầu tiên, bạn cần bọc bao plastic kín bề mặt ánh sáng. Sau đó, bạn hãy trao cho bé cây cọ hoặc bông tăm để bé thỏa sức sáng tạo.

 

Khi bé vẽ xong, bạn cho bé một tờ giấy trắng để bé đặt lên bức vẽ và dùng tay để chà lên hết tờ giấy.

 

 

 

Tiếp theo, hãy nhắc tờ giấy ra và thế là bé đã chuyển thiết kế của mình sang giấy để lưu lại.

 

 

 9. Vẽ theo mẫu sẵn:

In hình sẵn, úp hình lại trên bàn ánh sáng để bé tô lại các đường vẽ thông qua ánh sáng phản chiếu lên.

 

   10. Vẽ bằng kem cạo râu hoặc cát:

   Tráng một lớp kem cạo râu (cát) mỏng vào trong khay trong suốt, rải ra bằng phẳng, sau đó dùng ngón tay, một cái đũa, hay một cây cọ để bé vẽ vào kem cạo râu (cát).

 

 

  11.Vẽ trên bóng nước:

       Cho một ít nước vào quả bóng và buộc chặt đầu bóng lại. Để cho bé sáng tạo khuôn mặt cho các quả bóng.

 

Phần 4: Xếp hình:

    Dụng cụ hỗ trợ: block, bộ ghép từ magical magnet, băng keo...


  12.Xếp hình theo hình dạng cho sẵn:

      Đầu tiên, cắt và dán băng keo thành những hình dạng trên bàn ánh sáng như hình dưới

      Bạn cho bé các bộ ghép từ magical magnet để bé xếp theo hình dạng cho sẵn.

 

 

  13.Xây dựng:

Bé dùng bộ thẻ từ magical magnet để tạo thành những tòa nhà, máy bay, xe hơi, đu quay...Bé sẽ cảm thấy vô cùng thích thú khi ánh sáng xuyên qua vật bé tạo thành.

 

 

  14.Mặt nạ:

In và cắt các bộ phận của khuôn mặt như mắt, mũi, miệng, tai, tóc để bé tự tạo khuôn mặt mà bé muốn.

  15.Xếp hình với pom pom:

 

 

Phần 5: Học từ, chữ số với bàn ánh sáng:

   Dụng cụ hỗ trợ: nắp nhựa, ly nhựa trong suốt, bút, cát, sỏi trong suốt, khay nhựa...

    16.Tìm chữ:

 

 

Tìm cặp chữ in hoa và chữ in thường

Tìm chữ cái

 

 

 

  17.Bé học từ vựng:

Đây là một cách giúp bé cảm thấy thú vị khi học từ mới.

Một ý tưởng tuyệt vời nữa là viết với cát. Đặt cát vào một khay rồi đặt lên trên bàn ánh sáng, các bé sẽ dùng ngón tay của mình để ánh sáng thông qua các đường nét bé viết.
 

 

 

Phần 6: Một số trò chơi khác với bàn ánh sáng:

18. Cắt và dán:

       Dụng cụ hỗ trợ: decal trong suốt, bìa kiếng, băng keo, kéo, giấy mỏng, stick

   Đặt một tấm decal trong suốt hoặc bìa kiếng lên bàn ánh sáng, cắt băng keo và sau đó dán chúng vào decal hoặc bìa kiếng.

Cắt và dán băng keo lên bìa kiếng


Dán stick lên giấy màu mỏng

19. Quan sát côn trùng:


Cùng bé bắt một số con côn trùng như giun, gián, thằn lằn....bỏ vào trong một hộp trong suốt có nắp thoáng khí, đặt lên trên bàn ánh sáng để bé quan sát.

 

Quan sát côn trùng dưới ánh sáng

20. Kể truyện:

Một cách hay ho để bé trở nên thích đọc sách hơn đó là kể chuyện với bàn ánh sáng. Lấy một cuốn sách, sau đó vẽ các nhân vật trong sách và tô màu. Đặt nhân vật của câu chuyện lên bàn ánh sáng, và tiếp đến kể truyện về các nhân vật.

Câu chuyện “I am Going”

CHÚNG TÔI HIỆN TẠI CÓ CUNG CẤP BÀN ÁNH SÁNG ĐẠT CHUẨN, VÀ CÁC ĐỒ CHƠI VỚI BÀN ÁNH SÁNG

Mời bạn click vào đây để xem 

Chúc các bậc phụ huynh và các con có nhiều hoạt động vui vẻ với bàn ánh sáng!

Bình luận

  • avatar

    Dung
    .
    Tư vấn cho m nhé
  • avatar

    Hương
    .
    em đang cần bàn ánh sáng. cho em xin số đt liên hệ với ạ

Viết bình luận