Danh mục sản phẩm

Bài viết mới nhất

Gợi ý một số trò chơi phát triển vận động thô và vận động tinh giúp trẻ phát triển toàn diện

 Những trò chơi thể chất, như chạy, leo trèo, thể dục dụng cụ giúp trẻ phát triển toàn bộ cơ thể và sự phối hợp của những trò cần sự khóe léo, linh hoạt, sự phối hợp tay - mắt, tạo cho trẻ sức mạnh, sự dẻo dai, giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc. Các mẹ hãy cùng dochoigiaoducsom.com tìm hiểu một số trò chơi vận động thô/tinh giúp bé phát triển toàn diện nhé.

MỘT SỐ TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG THÔ CHO TRẺ

- Ném, bắt, đá và đấm


 

Bắt đầu với quả bóng có kích thước vừa tay trẻ. Bắt đầu lăn quả tiến và lùi. Sau đó ném bóng. Cần phải chú ý là khoảng cách giữa bạn và đứa trẻ là vừa đủ ngắn và ném nhẹ nhàng. Khen khi bắt được và khích lệ khi làm rơi. Khi những kỹ năng của trẻ tiến bộ, đưa khoảng cách xa hơn, dần dần sử dụng những quả bóng nhỏ hơn. Dần dần tiến triển từ việc ném gần đến việc ném xa qua đầu. Điều này cần thời gian, nên hãy kiên nhẫn.

-Tập thể dục

Bố mẹ nên cùng tập thể dục với bé. Hầu hết trẻ mới tập đi chỉ phải học cách đi và chạy và cần luyện tập nhiều lần. Hãy dắt bé đi trên nhiều bề mặt khác nhau như cỏ, sỏi hoặc cát để rèn luyện và cải thiện các kỹ năng giữ thăng bằng trong cơ thể. Cho bé tập leo cầu thang với sự giúp đỡ của bạn. Leo trèo là một bài tập rất tốt để kích thích ý thức thiên một bên người của trẻ (thuận bên trái hoặc bên phải), có thể tận dụng các khung cửa sổ có ô sắc cho bé leo trèo. Hãy cho bé chơi với một quả bóng lớn bằng cách thao tác: đá quả bóng lần lượt bằng hai chân, chụp bóng, ném bóng, lăn bóng…

- Âm nhạc

Bật nhạc lên cùng nhảy múa với bé. Những bài hát có vận động tay chân là cách thức sáng tạo để trẻ nâng cao kỹ năng vận động thô. Hoặc có thể cho bé xem các đoạn phim ca nhạc thiếu nhi để bé bắt chước theo các hành động. Tập cho bé đi nhấc cao đầu gối như thể đang đi diễu hành giống các chú bộ đội.

- Chơi trò chơi

Có rất nhiều trò chơi phát triển kỹ năng vận động thô như trò đuổi bắt, trốn tìm… Các trò chơi này rất đơn giản và năng động mà bất cứ một đứa trẻ nào cũng thích chơi. Khi bé lớn hơn một chút hãy tập cho bé chơi trò nhảy cóc, nhảy dây… Các hoạt động này không chỉ góp phần rèn luyện kỹ năng vận động thô mà còn giúp trẻ tăng cường các kỹ năng xã hội.

- Tô màu

Các đứa trẻ thường rất thích tô màu. Cho bé một quyển sách tô màu và bút chì màu. Cho bé nằm ra sàn nhà để tô để tập cho hông và vai thêm cứng cáp. Hoặc có thể treo giấy tô màu lên giá vẽ để bé ngồi trên đầu gối và tô màu. Để tô màu, trẻ cần nâng mông lên khỏi gót chân, cho nên sẽ tập cách giữ cân bằng cho cơ hông.

Bạn có thể tham khảo các loại bút và dụng cụ hỗ trợ cầm bút mà dochoigiaoduc.com cung cấp TẠI ĐÂY

- Làm việc nhà

Cho bé cơ hội giúp đỡ bạn bằng những việc vặt trong nhà: phủi bụi, xếp quần áo, làm vườn…với các kiểu vận động và tư thế khác nhau. Bé sẽ càng phát triển kỹ năng vận động thô và trở nên ‘trưởng thành’ hơn khi biết giúp mẹ làm việc nhà.

Bạn có thể tham khảo các đồ chơi thực hành cuộc sống mà dochoigiaoduc.com cung cấp TẠI ĐÂY

- Đồ chơi khối lắp ráp

Có nhiều cách chơi bằng các khối lắp ráp: chồng lên, tháo xuống, xếp thành hàng dài để bé bước qua hoặc lăn bóng làm rơi các tòa tháp… Bạn có thể nghĩ ra bất cứ trò chơi nào bạn thích để chơi cùng bé miễn sao thông qua các trò chơi này bé có thể vận động tay chân và rèn luyện các kỹ năng vận động thô.

Bạn có thể tham khảo các đồ chơi xếp chồng mà dochoigiaoduc.com cung cấp TẠI ĐÂY

MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG TINH

- Mặc và cởi quần áo

Bạn vừa mặc cho con bộ quần áo đẹp để ra dường chơi, 10 phút sau ngoảnh đi ngoảnh lại đã thấy con lại trần như nhộng, thật là bực quá đi mất. Khoan nào, bạn có thấy điều gì đặc biệt trong tình huống này không? Bé đã biết tự cởi quần áo, đó là một kỹ năng đáng giá mà bạn phải ghi ngay vào bảng theo dõi mốc phát triển của bé và nên tạo điều kiện, cơ hội cho thực tập kỹ năng này. Bé sẽ thao tác tốt nhất với các loại quần lưng thun, áo chui đầu, giày lười vì những loại này dễ mặc dễ mang hơn các loại trang phục khác. Nhớ đừng đưa cho bé cả đống quần áo một lúc mà hãy giới thiệu với bé từng loại một, từ dễ mặc nhất đến khó dần lên.

- Bỏ vào và đổ ra


 

Để chuẩn bị cho giai đoạn này khỏi hỗn độn, bạn hãy tạo cho bé một không gian để chơi riêng với những món đồ dễ dọn và sạch sẽ. Hãy đặt những khối đồ chơi vào hộp lớn, cài nắp hộp lại để tăng độ khó và giữ bé luôn bận rộn và không nghĩ đến chuyện đổ túi thức ăn của mèo hay xô chứa đồ bẩn ra sàn.

Đối với kỹ năng cho vào, bạn có thể tập cho con với mức độ thử thách tăng dần, từ bỏ đồ lớn vào hộp lớn đến bỏ những món nhỏ hơn vào những vật chứa nhỏ hơn, vật chứa có nắp đậy, hay vật chứa có cổ thắt. Ngoài ra, ngay lúc này đây, bạn đã có thể bắt đầu dạy con phân loại đồ đạc khi cho vào các vật chứa rồi đó.

Bạn có thể tham khảo các đồ chơi thả hình mà dochoigiaoduc.com cung cấp TẠI ĐÂY

- Nặn, ấn và ngắt

Nặn đất sét (hãy chọn loại đất sét tạo hình an toàn và không có độc tố dành riêng cho trẻ nhỏ, hoặc nấu bột mì trộn với màu thực phẩm) giúp rèn luyện sự phối hợp tinh tế giữa bàn tay và ngón tay qua các thao tác lăn, ấn, tạo hình, cấu véo đất và nắn thành những hình thù mà bé thích. Bạn có thể cung cấp thêm cho con vài dụng cụ khác để trò chơi thêm vui và có thể giữ hứng thú của bé lâu hơn như thanh cán có trọng lượng nhẹ và khuôn cắt bánh cookie bằng nhựa.

Thỉnh thoảng khi bạn và gia đình đi nghỉ mát ở biển, bạn có thể cùng con chơi trò xây lâu đài cát, đây là trò chơi kinh điển trên bãi biển của rất rất nhiều thế hệ trẻ em, và quan trọng là nó luôn vui và bổ ích, nhất là cho kỹ năng vận động của các bé.

- Xếp chồng, phân loại và sâu chuỗi

Từ việc cẩn thận chồng một khối hộp lên đỉnh sao cho không rơi đến việc lồng các vòng màu vào cột là những trò chơi phát triển kỹ năng cơ bản và quen thuộc của một đứa trẻ tuổi chập chững học đi. Với những trò chơi này, con bạn sẽ được rèn luyện kỹ năng sử dụng ngón tay khéo léo, biết cách phân loại và học các kỹ năng xây dựng.

Để các trải nghiệm xây dựng của bé hấp dẫn hơn, bạn có thể cung cấp cho bé các khối hộp với hình dáng, màu sắc và kích cỡ khác nhau, hoặc bạn có thể cung cấp cho bé nhiều loại đồ chơi có chất liệu khác nhau để bé thử xếp chồng lên nhau.

Bạn có thể tham khảo các đồ chơi mô hình  hoặc đồ chơi lắp ghép mà dochoigiaoduc.com cung cấp.

- Vẽ và viết nguệch ngoạc

Để khích lệ trí tưởng tượng và kỹ năng cầm bút vẽ của con, hãy trải một tấm giấy to, dày và tốt nhất nên cố định bằng cách dán lên mặt bàn hoặc sàn để bé tự do sáng tác bức tranh của mình và mẹ thì không phải phát điên vì bé vẽ lên tấm khăn trải bàn tinh tươm mẹ mới thay. Bạn chỉ cần cho con vài cây chì sáp to hoặc bút lông xoá được dễ cầm với vài màu sắc cơ bản là đủ để bé bắt đầu "sự nghiệp" vẽ vời của mình.

Chúc bố mẹ và các con chơi thật vui vẻ!

 

 

 

 

Viết bình luận